Trồng rau với hệ thống thủy canh là phương pháp đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Vậy khi sử dụng mô hình trồng rau thủy canh có gì khác so với phương pháp thông thường. Hãy cùng Tropi khám phá các loại mô hình thủy canh nhé!
Các loại hệ thống thủy canh
Thủy canh không hồi lưu
Là hệ thống sử dụng dung dịch dinh dưỡng được chứa trong các thùng xốp hoặc các vật chứa cách nhiệt. Dung dịch nằm nguyên trong hộp chứa từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch chỉ được bổ sung khi cần thiết. Dung dịch này có khả năng tự điều chỉnh độ pH nhờ chất đệm.
Ưu điểm
- Là phương pháp ứng dụng công nghệ cao.
- Thích nghi với từng loại cây trồng và điều kiện trồng khác nhau.
- Mang lại nhiều giá trị kinh tế và tiết kiệm thời gianÍt sâu bệnh.
- Tạo ra các loại rau sạch và an toàn.
- Tạo ra môi trường thân thiện.
Thủy canh hồi lưu
Là hình thức thủy canh bằng cách dùng một hệ thống thùng chứa dung dịch dinh dưỡng và bơm tuần hoàn lên những ống trồng rau thủy canh. Sử dụng bơm tuần hoàn 2 chiều nên có thể điều kiển tự động. Phần dung dịch dư sẽ tự động hoàn lại về thùng chứa, chính vì thế sẽ tiết kiệm được nước và năng lượng.
Ưu điểm
- Phương pháp tiết kiệm nước một cách tối đa và có cần biện pháp chiếu sáng phù hợp với các giai đoạn phát triển của cây trồng.
- Đây là mô hình có thể trồng ở các hộ gia đình nhỏ cho đến các hộ gia đình lớn.
- Hệ thống hoạt động một cách tự động. Chỉ cần thường xuyên kiểm tra nồng độ dung dịch. Và dung dịch được luân chuyển đều trong hệ thống, còn nếu trong thủy canh tĩnh bạn sẽ liên tục khuấy nước hoặc dùng xục tạo oxy trong môi tường cho cây thì cây mới phát triển một cách đồng đều.
Khí canh
Đây là hình thức thủy canh ứng dụng công nghệ cao nhất. Rễ cây phát triển chủ yếu trong không khí. Bộ rễ phơi trong không khí và được phun sương bởi dưỡng chất khí canh. Là một phương thức canh tác mới trong nông nghiệp. Trồng cây không sử dụng đất (thổ canh), nước (thủy canh) mà trồng trong môi trường không khí có chứa các thể bụi dinh dưỡng. Các bụi thể dinh dưỡng cung cấp cho rễ để cây sinh trưởng và phát triển.
Ưu điểm
- Tiết kiệm 95% phân bón.
- Giảm tiêu thụ nước 98%.
- Khi trồng rau áp dụng hệ thống thủy canh hông cần thuốc bảo vệ thực vật.
- Chiếm ít không gian canh tác.
- Có thể tăng mùa vụ quanh năm cho năng suất cây trồng tăng lên 45% – 75%.
Các lưu ý khi làm hệ thống thủy canh
- Khử trùng nước trước khi trồng.
- Các giá thể có tính trơ về mựt hóa hóa nên không lưu giữ chất dinh dưỡng trong khi trồng. Nên khử trùng bằng formadehyt hoặc các loại thuốc tẩy và rửa lại bằng nước sạch. Một số giá thể có thể khử trùng bằng xông hơi.
- Dung dịch thủy canh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm các nguyên tố đa lượng và vi lượng (khoảng 20 nguyên tố)
- Tùy theo cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên có công thức khác nhau. Và dung dịch đã được pha chế theo công thức chuẩn hóa đảm bảo cho cây trồng sử dụng vừa đủ. Không bị tình trạng tồn dư hóa chất độc hại hoặc dư lượng kim loại nặng.
- Bể chứa dung dịch được đặt ở vị trí thấp nhất trong hệ thống. Bể cần nên che đậy không nên cho ánh sáng lọt vào ngăn cản sự phát triển của tảo. Đồng thời cách này sẽ ngăn cản nước mưa và giữ nồng độ dung dịch thủy canh được ổn định.
- Mỗi loại cây dùng để trồng cho phương pháp trồng rau thủy canh không cần quá nhiều nước, quang hợp vừa phải và thời gian sinh trưởng không quá ngắn và quá dài.
Để lại bình luận