Từ lâu vấn nạn thiếu lương thực luôn là tâm điểm của nhiều quốc gia. Với mong muốn có thể giải quyết được tình trạng thiếu lương thực thực phẩm cho nhiều nơi, tập đoàn AeroFarms đến từ Mỹ đang có những dự án thử nghiệm có khả năng cung ứng khoảng 1.000 tấn rau xanh. Điều đặc biệt ở dự án này là mô hình không cần sử dụng bất kỳ các yếu tố tự nhiên nào như đất, ánh sáng, hay một giọt nước. Một nhà kho nông nghiệp hứa hẹn sẽ cung cấp lượng rau xanh tươi cho nhiều người trên thế giới.
Trồng rau không cần ánh sáng mặt trời
Với việc ứng dụng phương pháp nhân tạo, hoàn toàn không sử dụng bất cứ có yếu tố tự nhiên nào, AeroFarms đang thử nghiệm trồng rau trong nhà kho đạt tiêu chuẩn nghiệm ngặt với diện tích hơn 6500 m2 đặt tại Newark, New Jersey. Đây là trang trại thẳng đứng lớn nhất thế giới với mỗi năm thu hoạch 30 vụ.
Giống cây sử dụng là hạt giống không biến đổi gen. Cây sinh trưởng mà không cần phun bất kỳ loại thuốc trừ sâu. Luôn đảm bảo chất lượng rau an toàn và tươi ngon là mục tiêu mà AeroFarms đặt ra.
Một hệ thống thủy canh kết hợp với khí canh và sử dụng hệ thống đèn LED vừa đủ ánh sáng cho sự phát triển của cây. Các loại cây trồng được nằm trên khay xếp cao tới gần 10m dưới ánh đèn LED và máy cảm biến theo dõi quá trình phát triển. Đặc biệt các cây này được trồng trong các khay. Mỗi khay được lắp các dãy đèn LED và những chiếc quạt nhỏ và được phun dưỡng chất định kỳ. Tất cả những thông số kỹ thuật đều được quản lý chặt chẽ dưới hệ thống máy tính.
Phương pháp tiết kiệm nước nhất hiện nay
Đối với phương pháp tưới cây thông thường thì lượng nước cung cấp cho cây cao hơn 20 lần so với hệ thống của AeroFarms sử dụng. Có thể sử dụng tiết kiệm tới 95% lượng nước và 50% phân bón so với khi canh tác thông thường. Do đó, sẽ tiết kiệm chi phí nước và phân bón cho cây trồng.
Giá trị mà mô hình này mang lại vô cùng to lớn. Ngoài việc cung ứng ra thị trường lương thực thì việc ứng dụng công nghệ tiên tiến cũng đánh dấu bước ngoặt trong nền nông nghiệp của quốc gia này. Hàng loạt các thiết bị công nghệ nông nghiệp và phương pháp được áp dụng trong mô hình này.
Với phương pháp canh tác này, AeroFarms đã thu được kết quả rất khả quan. Hiệu suất tăng gấp 130 lần so với phương pháp truyền thống. Tiết kiệm nước và phân bón một cách đáng kể. Đây sẽ là trang trại thay thế trang trại trên thế giới trong tương lai, sẽ là giải pháp cung cấp lương thực cho nông dân thế giới. Một điều không tưởng sắp trở thành sự thật trên nước Mỹ, sẽ “cứu cánh” việc làm chất lượng cao cho nông dân và vấn nạn thiếu lương thực cho toàn thế giới.
GIỚI THIỆU THƯƠNG HIỆU THIẾT BỊ TƯỚI RIVULIS
CATALOG DÂY TƯỚI NHỎ GIỌT SEOWON
CATALOG GIẢI PHÁP TƯỚI NHỎ GIỌT CHO CÂY NGÔ (BẮP)
CATALOG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP SOLARIG TOP BC 170
CATALOG MANG PHỦ NÔNG NGHIỆP MÀNG PHỦ SOLARIG SUPPER SILVER 100
CATALOG MÀNG PHỦ SOLARIG ROOF
CATALOG MÀNG PHỦ SOLARIG RGR
CATALOG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP SOLARIG GR
CATALOG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP SOLARIG TUNNELS
CATALOG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP SOLARIG CLASSIC IRC
CATALOG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP SOLARIG CLASSIC 156
Trồng rau với hệ thống thủy canh là phương pháp đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Vậy khi sử dụng mô hình trồng rau thủy canh có gì khác so với phương pháp thông thường. Hãy cùng Tropi khám phá các loại mô hình thủy canh nhé!
Các loại hệ thống thủy canh
Thủy canh không hồi lưu
Là hệ thống sử dụng dung dịch dinh dưỡng được chứa trong các thùng xốp hoặc các vật chứa cách nhiệt. Dung dịch nằm nguyên trong hộp chứa từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch chỉ được bổ sung khi cần thiết. Dung dịch này có khả năng tự điều chỉnh độ pH nhờ chất đệm.
Ưu điểm
- Là phương pháp ứng dụng công nghệ cao.
- Thích nghi với từng loại cây trồng và điều kiện trồng khác nhau.
- Mang lại nhiều giá trị kinh tế và tiết kiệm thời gianÍt sâu bệnh.
- Tạo ra các loại rau sạch và an toàn.
- Tạo ra môi trường thân thiện.
Thủy canh hồi lưu
Là hình thức thủy canh bằng cách dùng một hệ thống thùng chứa dung dịch dinh dưỡng và bơm tuần hoàn lên những ống trồng rau thủy canh. Sử dụng bơm tuần hoàn 2 chiều nên có thể điều kiển tự động. Phần dung dịch dư sẽ tự động hoàn lại về thùng chứa, chính vì thế sẽ tiết kiệm được nước và năng lượng.
Ưu điểm
- Phương pháp tiết kiệm nước một cách tối đa và có cần biện pháp chiếu sáng phù hợp với các giai đoạn phát triển của cây trồng.
- Đây là mô hình có thể trồng ở các hộ gia đình nhỏ cho đến các hộ gia đình lớn.
- Hệ thống hoạt động một cách tự động. Chỉ cần thường xuyên kiểm tra nồng độ dung dịch. Và dung dịch được luân chuyển đều trong hệ thống, còn nếu trong thủy canh tĩnh bạn sẽ liên tục khuấy nước hoặc dùng xục tạo oxy trong môi tường cho cây thì cây mới phát triển một cách đồng đều.
Khí canh
Đây là hình thức thủy canh ứng dụng công nghệ cao nhất. Rễ cây phát triển chủ yếu trong không khí. Bộ rễ phơi trong không khí và được phun sương bởi dưỡng chất khí canh. Là một phương thức canh tác mới trong nông nghiệp. Trồng cây không sử dụng đất (thổ canh), nước (thủy canh) mà trồng trong môi trường không khí có chứa các thể bụi dinh dưỡng. Các bụi thể dinh dưỡng cung cấp cho rễ để cây sinh trưởng và phát triển.
Ưu điểm
- Tiết kiệm 95% phân bón.
- Giảm tiêu thụ nước 98%.
- Khi trồng rau áp dụng hệ thống thủy canh hông cần thuốc bảo vệ thực vật.
- Chiếm ít không gian canh tác.
- Có thể tăng mùa vụ quanh năm cho năng suất cây trồng tăng lên 45% – 75%.
Các lưu ý khi làm hệ thống thủy canh
- Khử trùng nước trước khi trồng.
- Các giá thể có tính trơ về mựt hóa hóa nên không lưu giữ chất dinh dưỡng trong khi trồng. Nên khử trùng bằng formadehyt hoặc các loại thuốc tẩy và rửa lại bằng nước sạch. Một số giá thể có thể khử trùng bằng xông hơi.
- Dung dịch thủy canh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm các nguyên tố đa lượng và vi lượng (khoảng 20 nguyên tố)
- Tùy theo cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên có công thức khác nhau. Và dung dịch đã được pha chế theo công thức chuẩn hóa đảm bảo cho cây trồng sử dụng vừa đủ. Không bị tình trạng tồn dư hóa chất độc hại hoặc dư lượng kim loại nặng.
- Bể chứa dung dịch được đặt ở vị trí thấp nhất trong hệ thống. Bể cần nên che đậy không nên cho ánh sáng lọt vào ngăn cản sự phát triển của tảo. Đồng thời cách này sẽ ngăn cản nước mưa và giữ nồng độ dung dịch thủy canh được ổn định.
- Mỗi loại cây dùng để trồng cho phương pháp trồng rau thủy canh không cần quá nhiều nước, quang hợp vừa phải và thời gian sinh trưởng không quá ngắn và quá dài.
Muốn rau được hiệu quả và an toàn thì mọi người nên lưu ý những điều trên để tránh mắc phải những tác hại không đáng nhé. Tropi chúc bạn sẽ thành công với phương pháp trồng rau thủy canh.
Chọn lưu lượng béc tưới phun mưa cho Hệ thống tưới
Trong hệ thống tưới phun mưa cục bộ, việc lựa chọn béc tưới phù hợp là vô cùng quan trọng. Bà con có thể so sánh và lựa chọn về chất lượng trong tương quan với giá cả; về tính năng; về bán kính – độ đồng đều…
Về mặt kỹ thuật, bà con thường phân vân việc lựa chọn loại Béc tưới phun mưa cục bộ có lưu lượng lớn hay lưu lượng nhỏ. Đây là một câu hỏi thường xuyên được đặt ra cho bộ phận kỹ thuật Công ty Nông nghiệp Nhà Bè.
Bà con thường có xu hướng lựa chọn loại béc tưới có lưu lượng lớn hơn, với nhận định cho rằng béc có lưu lượng lớn hơn thì sẽ tưới nhanh hơn, và ngược lại.
Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra giả thuyết, tính toán và các kết luận cũng như nhận định để bà con có thể tùy vào điều kiện thực tế (như loại cây trồng, diện tích vườn, công suất bơm, hệ thống đường ống sẵn có để quyết định lựa chọn loại có lưu lượng lớn hay nhỏ). Bà con cần hỗ trợ vui lòng liên hệ 028 3781 7787 hoặc liên hệ với bộ phận kỹ thuật của chúng tôi theo đường link đính kèm.
- Giả thuyết
- Diện tích cần tưới: 10,000m2 (1 hecta)
- Quy cách trồng: cây ăn trái 5m x 5m
- Số lượng cây trên 1ha: 400 cây
- Béc sử dụng: Béc tưới Rivulis S2000 lưu lượng Q1 = 51l/h và Q2 = 95l/h
- Áp suất hoạt động 2 bar
- Nhu cầu tưới mỗi lần 380 lít
- Các phân tích & Kết luận
- So sánh cỡ và chi phí đường ống của hai loại béc tưới Q1 = 51 l/h và Q2 = 95 l/h
Trước đây Nhà Bè Agri đã có bài phân tích về chọn lựa cỡ ống cho hệ thống tưới và biết rằng khi lưu lượng dẫn trong đường ống lớn hơn thì cần cỡ ống lớn hơn. Do đó, khi sử dụng đầu tưới có lưu lượng Q1 = 51 l/h sẽ cần cỡ ống nhỏ hơn so với Q2 = 95 l/h
Trong trường hợp cụ thể này, chúng tôi tính toán và có kế luận như sau:
STT | Chỉ tiêu đánh giá | Béc lưu lượng nhỏ | Béc lưu lượng lớn |
1 | Lưu lượng béc tưới ( l/h) | 51 | 97 |
2 | Tổng lưu lượng cho 400 gốc ( m3/h) | 20.4 | 38.8 |
3 | Đường ống chính PVC cho tưới một lần hết diện tích 400 gốc (mm) | 60 | 90 |
4 | Lưu lượng ống nhánh l =100m, 20 gốc. | 1,020 | 1,940 |
5 | Đường ống nhánh PE cho 1 hàng 20 gốc | 20 | 25 |
béc tưới Q1 = 51 l/h cần sử dụng đường ống chính là 60mm; ống nhánh (chạy dọc hàng cây) 20mm
Trong khi đó béc tưới Q2 = 95 l/h cần sử dụng đường ống chính là 90mm; ống nhánh 25mm.
Trên cùng một diện tích 1ha, nếu tưới 1 lần hết 1ha, khi sử dụng béc tưới lưu lượng lớn sẽ cần đường ống dẫn chính và ống nhánh lớn hơn. Theo thị giá chi phí đầu tư đường ống dẫn nước khi sử dụng béc lớn sẽ cao hơn khoảng 1.3 đến 1.5 lần
Đồng thời, khi tưới béc tưới có lưu lượng lớn hơn, sẽ cần mua máy bơm lớn hơn để tưới được 38.8 m3/h so với 20.4 m3/h. Chi phí máy bơm có thể tăng gấp đôi.
Kết luận: Khi sử dụng béc tưới có lưu lượng lớn với đường ống chính sử dụng có đường kính lớn hơn dẫn đến chi phí ban đầu cho hệ thống cao.
Tuy nhiên, bà con cũng cần lưu ý, chúng ta có thể sử dụng béc lưu lượng lớn nhưng chia thành 2 lần tưới, khi đó có thể giảm ống dẫn chính xuống 60mm (vẫn giữ ống nhánh 25mm), và không cần tăng công suất bớm. Nhưng lại tốt thời gian vặn van chuyển khu tưới. Nên sẽ tốn thêm thời gian chuyển van.
- So sánh thời gian tưới giữa hai béc tưới.
Giải thuyết: Sử dụng cùng một công suất máy bơm có lưu lượng khoảng 20-25m3/giờ. Bơm tầm 2.0 – 2.5HP, đây là loại bơm phổ biến sử dụng với điện dân dụng – 1 pha.
Do bơm chỉ tưới được tầm 20-25m3/h, nên với bơm này khi sử dụng béc tưới Q1 = 51 l/ có thể tưới 1 lần hết 1 hecta, chỉ cần mở van 1 lần. Ngược lại với béc Q2 = 95 l/h, bà con cần tưới 2 lần, nên sẽ tốn thêm chút thời gian mở van.
Kết luận: Trên cùng một diện tích tưới 1 ha với cùng một loại đường ống chính có Ø = 60mm thì sử dụng béc tưới có lưu lượng lớn phải chia nhiều lần tưới.
Tuy nhiên, bà con có thể mua bơm có lưu lượng khoảng 40-50m3/h để có thể tưới 1 lần hết 1 hécta khi sử dụng đầu tưới S2000 lưu lượng 95l/h.
- So sánh thời gian tưới hết diện tích 1 hecta.
Giả sử mỗi cây cần lưu lượng nước tưới là 400 lít.
Giả sử, với béc tưới S2000 Q1 = 51 l/h sử dụng bơm công suất nhỏ hơn; và béc tưới S2000 Q2 = 95 l/h sử dụng công suất bơm lớn gấp đôi.
Vậy thời gian tưới hết 1ha của Q1 = 51 l/h hết ~ 8 giờ;
Thời gian tưới hết 1h của Q2 = 95 l/h hết ~ 4 giờ.
Tuy nhiên, nếu sử dụng cùng 1 cỡ bơm thì cả hai béc đều cần ~ 8 giờ để tưới hết 1 hecta.
Kết luận: Nếu sử dụng bơm đủ công suất cho 1 lần tưới hết 1 héc ta thì sử dụng đầu tưới có lưu lượng lớn hơn sẽ giúp tưới nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng cùng một công suất bơm thì thời gian tưới hết 1 héc ta là tương đương.
Phương pháp trồng rau thuỷ canh đang được nhiều người ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Đặc biệt phương pháp này được sử dụng rộng rãi tại các thành phố lớn. Sau đây Tropi sẽ gợi ý các loại rau có thể trồng thuỷ canh cho vườn nhà bạn nhé!
Tỏi
Với bộ rễ phát triển từ các tép tỏi, khi xung quanh các tép tỏi bắt đầu ra mầm, bạn hãy đặt tép tỏi này vào dung dịch dinh dưỡng. Sau vài ngày khi cây đã bắt đầu phát triển cứng cáp, bạn có thể đem cây trồng vào chậu đất. Tỏi sẽ phát triển mạnh nếu gặp thời tiết tốt.
Rau xà lách
Rau xà lách loại rau rất giàu các loại vitamin và chất khoáng. Là loại rau rất nhiều ưa thích nên việc trồng một vài chậu nhà bạn là rất càn thiết. Bạn gieo hạt cho đến khi hạt nảy mầm, bạn đặt cây vào cácrọ nhựa thuỷ canhcó chứ giá thể. Có thể đặt trên thùng xốp hay giàn thuỷ canh để tiện chăm sóc cho cây phát triển. Thời gian trồng xà lách thuỷ canh, nồng độ dung dịch nên được điều chỉnh ở mức 500-600ppm. Mọi người nhớ chú ý nên trồng cây trên ban công có nhiều ánh sáng, không khí thoáng mát.
Rau dền đỏ
Rau dền dễ trồng, thích nghi nhanh với môi trường thuỷ canh. Rau dền đỏ là loại rau mà mọi người không nên bỏ quên trong vườn rau thuỷ canh nhà bạn. Với nồng độ dung dịch thuỷ canh từ 1260 đến 3000ppm, và độ pH trung bình từ 6 đến 6.5 là điều kiện tốt nhất cho cho cây rau dền đỏ. Ngoài ra bạn có thể kết hợp trồng các loại rau khác thuộc họ như: rau họ cải, rau thơm, rau xà lách…
Hành
Cũng giống như tỏi, hành cũng được ứng dụng cho vườn rau thuỷ canh nhà bạn. Khi nấu ăn, bạn chỉ cần giữ lại phần rễ khoảng 3cm để trồng. Chỉ cần một chiếc cốc thuỷ tinh chứa nước dung dịch dưỡng chất thủy canh. Rồi sau đó cho phần rễ của hành bỏ vào dung dịch này. Hành sẽ được phát triển và sinh trưởng tốt.
Các loại cây họ cải
Các loại cây họ cải như: cải ngọt, cải bắp, cải chít… là những loại cây có thể sống tốt trong môi trường thủy canh. Tùy vào sở thích từng người mà trồng các loại cải nhà mình thích ăn. Đặt gốc cải còn dư khi chế biến thức ăn hoặc cây cải non được khoảng 10 ngày tuổi vào một bát nước ấm sao cho chỉ ngập 2/3 diện tích. Chỉ sau 7 ngày rễ cây đã tương đối thì bạn có thể chuyển cây ra trồng trong đất vườn hoặc đặt trong các chậu có pha loãng dung dịch dưỡng chất. Cây sẽ tự động sinh trưởng và phát triển tốt
Rau mùi
Đây cũng là loại rau thích hợp với phương pháp thủy canh. Có nhiều cách trồng loại rau này. Bạn có thể trồng bằng gốc rau mùi có sẵn hay ươm gieo hạt với giá thể. Đặt gốc rau ngập ½ trong nước để nuôi rễ phát triển. Khi cây đã mọc lá thì đưa cây vào các rọ nhựa đã có giá thể, đặt trên thùng xốp hay giàn thủy canh để cây có điều kiện phát triển tốt nhất, đảm bảo cây mọc đều, nhanh, năng suất.
Muốn tìm hiểu thêm những kiến thức về thủy canh, mọi người thường xuyên cập nhật tin tức từ Tropi nhé!